Livestream bán đồ ăn vặt đắt như tôm tươi là mong ước của bao bạn bán buôn sỉ lẻ trong thời điểm kinh tế khó khăn, cần tiết giảm chi phí này.
Livestream bán đồ ăn vặt phát triển rầm rộ
Từ đầu năm, thời điểm dịch Covid-19 bắt đầu nhen nhóm, bùng phát, kéo dài cũng là lúc việc làm bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Kéo theo sự ảnh hưởng của dịch bệnh, nhiều người mất việc làm, bị giảm lương, và nhu cầu kiếm thêm việc làm phụ, buôn bán gì đó trở nên cấp thiết. Phải nói rằng, trong rất nhiều các nhu cầu hằng ngày của con người thì nhu cầu “ăn” là cơ bản nhất. Trước diễn tiến của tình trạng giãn cách xã hội, nhiều cửa hàng bán đồ xa xỉ như giày dép, quần áo, đồng hồ, túi xách, và các nhà hàng quán ăn phục vụ tại chỗ phải đóng cửa. Ở một góc độ khác, nhu cầu mua online gia tăng, và nhu cầu ăn uống vẫn tồn tại. Do đó, nhiều người do thiếu việc đã chuyển sang tìm các mặt hàng nào tương đối dễ bán, nhu cầu lớn để bắt đầu kinh doanh thêm.
Đồ ăn vặt dễ bán, vốn đầu tư thấp đã trở thành sự lựa chọn ưu tiên để bắt tay kinh doanh kiếm thêm thu nhập. Thời điểm nhiều người phải ở nhà, ngoài thời gian trò chuyện cùng người thân, làm ít việc nhà thì còn lại là bên cạnh chiếc điện thoại. Với sự phát triển của thuật toán livestream trên facebook, người bán rất dễ dàng để đăng đàn trò chuyện cùng bạn bè facebook của mình, và bán những món ăn vặt dễ thèm, dễ mua.
Livestream trên facebook cơ bản là dễ dàng và không mất phí. Nếu nhạy bén và biết kết hợp một chút thì người bán gần như không mất phí khi livestream bán cho bạn bè, bạn cùng hội nhóm.
Cách nào để livestream bán đồ ăn vặt hiệu quả?
Chọn sản phẩm chiến lược
Trong kinh doanh online, đặc biệt là livestream facebook thì việc chọn sản phẩm nào là điều rất quan trọng. Nếu chọn đúng sản phẩm thì lượng hàng đi không phải tính bằng ký, mà bằng tấn. Và trong chiến lược chọn sản phẩm, bạn cần xác định sản phẩm nào là sản phẩm “mồi”, đâu là sản phẩm đem lại lợi nhuận.
Sản phẩm “mồi”
Sản phẩm chủ đạo
Tìm nguồn hàng chất lượng
Bán được hàng một lần là tốt rồi, nhưng sao không tận dụng cơ hội này để khách hàng trở lại với mình lần 2, lần 3, rồi nhiều lần nữa?
Muốn vậy thì bạn cần tìm nguồn hàng ngon, chất lượng. Nghe nói đến hàng ngon, chất lượng thì chắc nhiều bạn nghĩ giá sẽ cao, lợi nhuận giảm đi, hoặc tệ hơn là không có lời. Thật ra, nguồn hàng được xem là chất lượng thì nó bao gồm cả giá đầu vào hợp lý nữa. Nếu bạn tìm đúng nguồn thì hàng ngon, mà giá không chênh lệch với hàng kém là mấy đâu. Ví dụ: khô gà loại rẻ mà bạn lấy từ 100kg ở thời điểm Khogasi đang viết bài này, thì giá là 105k/kg. Và loại ngon là 1115k/kg, loại hảo hạng 125k/kg. Chất lượng loại ngon thì tất nhiên là ngon hơn loại rẻ, bảo quản lâu hơn, nhưng chênh lệch giá có 10k/kg thôi.
Do đó, khi bạn tìm sản phẩm để bán, bạn cần chú ý về chất lượng một chút, lợi nhuận tuy có ảnh hưởng nhẹ, nhưng bù lại khách mua lại, giới thiệu nhau thêm. Cuố cùng thì lợi nhuận tổng vẫn cao hơn chứ có thiệt thòi gì đâu.
Tối ưu chi phí
Chi phí quảng cáo
Bạn có thắc mắc tại sao livestream miễn phí mà lại có chi phí quảng cáo không?
Nếu bạn livestream trên trang của shop hoặc profile cá nhân thì chỉ những người đã like page, hoặc bạn bè đã kết bạn mới thấy được. Tuy nhiên, tỉ lệ người thấy cũng bị hạn chế rất nhiều do thuật toán facebook ưu tiên kêu gọi người dùng quảng cáo.
Dưới đây là một số thủ thuật để bạn chạy quảng cáo rẻ hơn, tiếp cận nhiều người hơn, nhằm hỗ trợ tỉ lệ ra đơn hiệu quả.
- Cắt một đoạn video đã livestream trước đó (đoạn nào thông tin hấp dẫn, rõ ràng) để chạy, không phải vừa ngồi live trực tiếp vừa quảng cáo
- Tạo tương tác cho bài viết có video quảng cáo trước khi chạy, bằng cách nhờ bạn bè like bài, share bài.
- Tạo chương trình khuyến mãi hot, khuyến khích mọi người share bài.
Chi phí thuê người livestream
Người livestream đóng vai trò quan trọng, vì là người vừa bán, vừa chốt đơn tại chỗ. Do đó, nếu bạn là bán chính và hiểu rõ về các sản phẩm thì bạn tự mình live là tốt nhất. Nếu bạn ngại xuất hiện, hoặc không tự tin thì có thể thuê các bạn chuyên livestream bán hàng. Cần lưu ý rằng: trao đổi cụ thể với người bán hàng những thông tin cần thiết về sản phẩm, những điều nào bạn muốn chia sẻ, điều nào nên tránh. Nếu bạn và “người phát ngôn” càng trao đổi rõ ràng và hiểu ý nhau thì buổi live sẽ suôn sẻ, hiệu quả ra đơn tốt hơn.
Chi phí đóng gói hàng hóa
Đừng nghĩ rằng chỉ là cái thùng giấy là không đáng bao nhiêu nha. Nếu bán đơn trung bình trọng lượng 1kg thì giá cái thùng cũng khỏang 3k – 5k. Ngày đi 500 đơn thì riêng chi phí cho phần thùng giấy đóng đã tầm 2 triệu hơn rồi. Vậy cách nào đóng gói cho tiết kiệm mà bên vận chuyển vẫn chấp nhận?
Đầu tiên, sản phẩm cần đóng vào hũ nhựa, đậy nắp kín, và có quấn băng keo nắp hộp luôn càng tốt. Đừng tiếc cái hộp mà đóng vào túi zip nha, sẽ khó đóng gói hơn. Nhờ đóng hộp đã cứng cáp nên chỉ cần bọc bên ngoài túi bong bóng khí chống sốc và quấn băng keo kín lại. Thế là xong. Bên bưu điện họ sẽ yêu cầu đóng vào thùng giấy nếu không đóng hũ nhựa cứng. Do đó, đóng bằng cách này thì hàng hóa tới nơi an toàn, không bị chuột cắn bao bì.
Cước ship hàng
Phí ship hàng là một trong các vấn đề cần cân nhắc kỹ trước khi quyết định chọn đơn vị vận chuyển. Nếu đơn hàng của bạn nhiều, từ 500 đơn mỗi ngày, thì bạn có thể tự tin liên hệ các bên như Viettel, Vnpost vì hó thể chạy được số lượng đơn lớn, giá cước khá ổn, có chiết khấu nếu đơn nhiều. Các bên vận chuyển tư nhân như Giaohangnhanh hay Giaohangtietkiem cũng có chính sách chiết khấu, bạn cần đàm phán với họ trước để có mức phí ưu đãi nhất.